Tin tức

Gờ Giảm Tốc Chất Lượng Cao Giá Thành Tốt Tại TP. HCM 2023

I. Giới thiệu về gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc là một thiết bị quan trọng trong hệ thống giao thông, thường được đặt trên các con đường trong các khu dân cư, khu công nghiệp và các tầng hầm để xe. Chức năng chính của gờ giảm tốc là giảm tốc độ xe lưu thông, giúp tăng cường an toàn giao thông và hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.

Gờ Giảm Tốc Cao Su
Gờ giảm tốc cao su là loại được sử dụng phổ biến ở các bãi đỗ xe thông minh. Được làm từ chất liệu cao su với độ đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, việc lắp đặt, tháo gỡ gờ giảm tốc cao su cũng dễ dàng và chi phí cũng rất hợp lý.

 

II. Công dụng chính của gờ giảm tốc

Hạn chế tai nạn giao thông: Tác dụng không thể phủ nhận của gờ giảm tốc chính là hạn chế tai nạn giao thông. Thiết bị này thường được lắp đặt tại các vị trí ngã ba, ngã tư hay các đoạn đường dốc. Mục đích của gờ giảm tốc chính là cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đồng thời, giảm tốc độ của các phương tiện di chuyển. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông. Ngoài ra, lớp sơn phản quang trên các gờ còn giúp cảnh báo nguy hiểm trong đêm tối hiệu quả.

Đảm bảo an toàn: Chúng giúp đảm bảo an toàn cho cả người điều khiển phương tiện và người đi bộ bằng cách giảm thiểu khả năng xảy ra va chạm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thân gờ giảm tốc độ cao su còn giúp chống trơn trượt trên các đoạn đường vô cùng hiệu quả. Thiết bị này thường được lắp đặt trên các đoạn đường xuống dốc hầm để xe, hầm chung cư, đoạn đường dốc,… để chống trượt cho các phương tiện tham gia giao thông.

Tạo ý thức giao thông: Một trong những tác dụng không thể không kể đến của GGT chính là nâng cao ý thức của người dân. Bên cạnh đó, việc sử dụng GGT trước cổng trường học hay tuyến đường đông người còn giúp nâng cao ý thức người tham gia giao thông khi di chuyển tại các đoạn đường này. Nhờ vào thiết bị này, hạn chế được tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu hay đua xe.

Kiểm soát tốc độ: Chúng giúp kiểm soát tốc độ của xe trong các tuyến đường có độ dốc hoặc góc cua nguy hiểm.

Ngăn chặn việc vượt ẩu: Gờ giảm tốc thường được đặt ở các vị trí chiến lược để ngăn chặn việc vượt xe khác một cách không an toàn.

Tạo văn hóa giao thông: Gờ giảm tốc thúc đẩy việc tuân thủ quy định về tốc độ giới hạn và góp phần xây dựng một môi trường giao thông văn minh và an toàn.

Gờ giảm tốc là một phương tiện quan trọng trong an toàn giao thông, giúp hạn chế tốc độ xe và đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia giao thông trên các tuyến đường đông đúc và nguy hiểm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường giao thông an toàn và văn minh.

III. Phân loại gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc cao su

Đây là loại được sử dụng phổ biến ở các bãi đỗ xe thông minh. Được làm từ chất liệu cao su với độ đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, việc lắp đặt, tháo gỡ gờ giảm tốc cao su cũng dễ dàng và chi phí cũng rất hợp lý.

Về chất liệu: GGT cao su được làm bằng chất liệu cao su siêu bền, có khả năng chịu được lực tác động lớn.

Cấu tạo: Trên bề mặt gờ có những đường gân đặc biệt giúp chống trơn, trượt cho phương tiện khi trời mưa. Ruột bên trong gờ có độ đàn hồi nhất định có tác dụng khi xe đi qua sẽ không gây tiếng ồn hay rung lắc.

Màu sắc: Gờ bằng cao su thường có 2 màu đen và xanh xen kẽ nhau giúp thu hút sự chú ý của người điều khiển phương tiện. Đặc biệt, khi trời tối các phương tiện có thể nhận biết được thiết bị này nhờ vào màu phản quang khi có đèn chiếu vào. Với công nghệ phủ sơn đặc biệt nên nó có khả năng chống chọi với mọi điều kiện thời thiết khắc nghiêt.

Kích thước: Đây là loại dành cho xe máy thường có kích thước 500x100x20 mm. Loại dành cho làn ô tô thì có kích thước 500x350x45 mm.

Gờ giảm tốc thép chịu nhiệt

Gờ được làm từ thép chịu nhiệt nên có chi phí khá cao và chỉ phù hợp với một số khu vực đặc thù riêng.

Gờ giảm tốc bê tông

GGT bê tông thì được sử dụng cho giao thông đường bộ, chịu được tải trọng của các phương tiện. Nhược điểm của loại này chính là khó thi công, phá bỏ thì gây mất cảnh quan đô thị.

Gờ Giảm Tốc Bê Tông
Gờ giảm tốc bê tông thì được sử dụng cho giao thông đường bộ, chịu được tải trọng của các phương tiện.

 

Ngoài các loại GGT được liệt kê ở trên thì có thêm các loại gờ khác dành riêng cho xe máy và ô tô. Vạch giảm tốc dành cho xe máy sẽ có kích thước nhỏ. Còn gờ giảm tốc cho ô tô sẽ có kích thước lớn và có khả năng chịu được trọng tải lớn phù hợp với các làn xe ô tô ra vào.

Vạch sơn gờ giảm tốc

Vạch giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường nhô cao khỏi mặt đường, với chiều cao không quá 6mm. Vạch có tác dụng cảnh báo cho người đi đường cần giảm tốc độ vì sắp tới đoạn đường nguy hiểm. Vạch sơn gờ giảm tốc thường được sử dụng kết hợp với các loại thiết bị an toàn giao thông khác như: biển báo giao thông, đèn tín hiệu,… để tăng hiệu quả cảnh báo người đi đường.

IV. Quy định về lắp đặt

Quy định về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt gờ giảm tốc là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông và ngăn chặn tai nạn xảy ra trên các tuyến đường. Dưới đây là các điểm quan trọng về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt gờ giảm tốc theo Quyết định số 1578/QĐ-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành:

Chất liệu và mặt đường: Gờ giảm tốc được đặt trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa với độ thấm nhựa còn tốt. Bề rộng của mặt đường cần từ 2,5 mét trở lên và cần có sự lưu thông của các loại xe ô tô tại điểm giao cắt. Trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5 mét, việc đặt gờ giảm tốc cần xem xét thêm tùy theo tình huống.

Đối với vạch sơn gờ giảm tốc có thể bố trí trên mặt đường nhựa, bê tông, láng nhựa có bề rộng mặt đường từ 2,5m trở lên, có xe ô tô lưu thông qua điểm giao và phải đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn vạch sơn giảm tốc. Trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5m thì tùy theo thực tế mà bố trí cho phù hợp.

Cảnh báo: Để tăng khả năng thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông và đảm bảo an toàn, cần kết hợp gờ giảm tốc với các biển báo, đèn tín hiệu, chuông, còi, cần chắn tự động hoặc các phương tiện cảnh báo khác.

Đường ngang và phòng vệ: Không nên đặt tại các điểm có đường ngang tổ chức phòng vệ, nhưng có thể xem xét việc có người gác để hạn chế tình trạng tắc nghẽn tại điểm đường ngang này.

Gờ Giảm Tốc Chất Lượng
Việc thiết kế và lắp đặt gờ giảm tốc chất lượng đòi hỏi tuân thủ các quy định cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho giao thông.

 

V. Tiêu chuẩn về gờ giảm tốc

Chất liệu

Gờ giảm tốc có thể được làm từ bê tông nhựa, bê tông xi măng, nhựa hoặc cao su. Bề mặt của gờ giảm tốc cần được sơn phủ bằng lớp sơn dẻo nhiệt phản quang màu vàng hoặc có phản quang màu vàng để tăng cường khả năng nhận biết trong điều kiện thiếu sáng.

Thi công sơn dẻo nhiệt vạch sơn gờ giảm tốc cần tuân thủ quy định tại TCVN 8791: 2011 Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu đường phản quang nhiệt dẻo – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu.

Kích thước

Gờ giảm tốc thường có mặt cắt dạng cong lồi, vuông góc với hướng đi của xe. Kích thước cụ thể như sau:

  • Chiều rộng: Tùy theo đặc điểm của tuyến đường và mục đích sử dụng, nhưng thông thường nên từ 2,5 đến 3,7 mét.
  • Chiều cao: Từ 5 đến 7 cm.
  • Chiều dài gờ: Tùy theo mục đích sử dụng, nhưng thông thường từ 2,5 đến 3,7 mét.

Vạch sơn gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm đáp ứng các thông số sau:

  • Khoảng cách giữa 2 mép vạch sơn: 400mm
  • Bề rộng của vạch sơn giảm tốc: 200mm
  • Chiều dày vạch sơn: 4-6mm

Vị trí đặt

Gờ giảm tốc nên được bố trí trên toàn bộ bề rộng mặt đường. Nếu trên đoạn đường có dải phân cách, gờ giảm tốc nên được đặt trên phần đường chiều xe chạy tại điểm giao cắt.

Gờ giảm tốc vuông góc với tim đường, được bố trí trên toàn bộ bề rộng mặt đường. Riêng đối với đường có dải phân cách giữa không phải là vạch sơn thì bố trí hết bề rộng mặt đường của chiều xe chạy vào vị trí giao cắt. Vạch sơn giảm tốc được bố trí hết chiều rộng một chiều xe chạy (đối với đường đôi) hoặc trên toàn bộ chiều rộng mặt đường (đối với đường không phải là đường đôi).

Vạch sơn gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm vạch để tạo hiệu ứng cao trong cảnh báo, trừ một số trường hợp có thể bố trí rải đều trên đoạn đường cần cảnh báo.

Số lượng

Gờ giảm tốc nên được bố trí theo từng cụm. Khoảng cách giữa hai mép vạch sơn giảm tốc là 400 mm, bề rộng của vạch sơn là 200 mm và độ dày từ 4 đến 6 mm.

Như vậy, việc thiết kế và lắp đặt gờ giảm tốc chất lượng đòi hỏi tuân thủ các quy định cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho giao thông.

Nhận xét đã đóng.